Tại sao Đông Nam Á là điểm đến đầu tư hấp dẫn?

Thứ ba - 30/07/2019 00:24
Trung Quốc – quốc gia được mệnh danh là công xưởng của toàn cầu nhờ nhân công giá rẻ giờ đây không còn là mãnh đất “màu mỡ” cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi sự xung đột kinh tế với Mỹ. Vì lý do đó, các nhà đầu tư đã tìm cách chuyển hướng sang các nước khác với bối cảnh phù hợp và đảm bảo lợi ích lâu dài hơn. Một trong những điểm đến đó không đâu xa đó là các nước Đông Nam Á.
Source: Flickr.com
Source: Flickr.com

Đông Nam Á với số dân 650 triệu người và sản lượng kinh tế đạt khoảng 3000 tỷ USD/năm  và là nơi thu hút rất nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thể hiện rõ nét qua năm 2018, nửa đầu năm 2019. Điều đáng lưu tâm là có nhiều nguồn vốn đầu tư vào Trung Quốc nay chuyển hướng vào khu vực Đông Nam Á, như vậy có phải Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh? 

Nếu như chúng ta thử nhìn về một tương lai xa thì Đông Nam Á tất nhiên phải được sự chú ý và quan tâm bậc nhất vì nơi đây quy tụ những nền kinh tế trẻ và năng động, sức hút mạnh với vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào. Lượng đầu tư tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, trung bình khoảng 7% một năm. Xu thế đó đã xuất hiện từ cách đây hơn 5 năm về trước khi mà nền kinh tế Trung Quốc không còn là “công xưởng của thế giới”. Không những thế, trong những diễn biến gần nhất cho thấy nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc đang chao đảo, đây có thể nói là một cơ hội để Đông Nam Á trở thành điểm đến bậc nhất thế giới và không thể không kể đến Việt Nam chúng ta. Vây chúng ta cùng nhau tham khảo một số phân tích sau đây: 

- Vấn đề thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc hiện tại không còn tăng trưởng mạnh như xưa.
- Vấn đề thứ hai, những vấn đề vấp phải về khó khăn chính trị bên trong mà hiện tại là bất ổn tại Hồng Kông và mâu thuẫn về các chính sách thương mại với Hoa Kỳ ở bên ngoài biến Trung Quốc thành một nơi đầu tư với rủi ro cao và bất ổn. Bởi những lý do đó mà trong năm 2018 với những thống kê cho thấy lượng đầu tư trực tiếp của nước vào Đông Nam Á đã cao hơn so với lượng đầu tư vào Trung Quốc.
- Vấn đề thứ ba là mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn còn khá gây gắt khi cuộc đàm phán thương mại vào cuối tháng 7 năm 2019 đã kết thúc chóng vánh mà không có thỏa thuận nào được đưa ra, trong khi đó phía Trung Quốc “tố” Hoa Kỳ thay đổi thái độ 180 độ. Bởi những vấn đề đó sẽ chi phối sự đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào thị trường Trung Quốc, và họ phải tìm một điểm đến khác để thay thế, không khó tìm vì Đông Nam Á nằm cận kề Trung Quốc và có những thế mạnh có thể nói là ưu việt hơn Trung Quốc hiện có. 
- Vấn đề thứ tư, Đông Nam Á còn có đặc tính đa năng và đa phương có thể đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của các nước, như Singapore hiện là một trung tâm tài chính lớn và có thể mở rộng ra toàn khu vực; Indonesia là nơi thu hút đầu tư về công nghệ cao; Thái Lan, Malaysia và Philippines đều là những nước có sẵn cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Lĩnh vực này xưa kia Trung Quốc đứng đầu nhưng nay đã có đối thủ cạnh tranh là Đông Nam Á. Lào tuy vẫn còn chưa phát triển mạnh nhưng vẫn là một nước có tiềm năng vế khoáng sản và thủy điện, Campuchia hiện đang chuyển mình với ngành may mặc và sản xuất hàng điện tử. Myanmar đã thoát khỏi khủng hoảng và đang trở thành cửa ngõ giao dịch với Ấn Độ Dương và các nước Nam Á. 

 
Source: Flickr.com
Source: Flickr.com

Từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thể thấy rằng khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thiên đường cho việc xuất cảng ra các nước. Mặc dù lượng đầu tư trực tiếp FDI thống kê trên toàn cầu giảm 19% vào năm ngoái, nhưng lượng đầu tư vào các nước Đông Nam Á vẫn tăng đến hơn 10% và đạt mốc 145 tỷ USD, con số này tương đương với 20% của tổng lượng đầu tư quốc tế. Tóm lại, khu vực Đông Nam Á hiện đang có thế mạnh khi đàm phán và tiếp nhận đầu tư trực tiếp từ các nước khác.

Riêng đối với Việt Nam, với gần một tram triệu dân và đà tăng trưởng được cho là cao nhất khu vực nên vẫn là điểm đến thu hút đầu tư vào các ngành may mặc thời trang, giày dép, đồ gỗ và sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử đòi hỏi tay nghề cao hơn. Năm 2018 vừa qua, đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam tăng 9%, đó là một con số biết nói. Thuận lợi hơn khi Việt Nam đã ký kết tham gia TPP mở rộng (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mở rộng) và đặc biệt hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU (FTA) được ký kết ngày 30 tháng 6 năm 2019 là một mốc son sáng chói cho bước đệm phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo. Bởi vậy việc nắm bắt thời cơ để đầu tư kinh doanh và phát triển thương mại tại các nước Đông Nam Á là một bước tiến đúng đắng khi bối cảnh hiện tại và tương lai đều cho thấy Đông Nam Á sẽ là một khu vực kinh tế bật nhất tại Châu Á, vượt qua cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Nguồn tin: BTV Chodongnama.com

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Đỗ Đắc Bằng
    Cảm ơn Chodongnama đã tạo diễn đàn để kết nối các cá nhân và tổ chức hợp tác và phát triển khu vực Đông Nam Á chúng ta!
    Công ty TM Thành Đạt (đ/c Khu CN Hà Nội - Đài Tư, 386 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội) chúng tôi chuyên cung cấp thép tấm cuộn cán nóng cán nguội (kích thước theo yêu cầu), xà gồ C-Z, tôn lợp mạ kẽm mạ màu (gồm cả tôn seamlock, cliplock) và phụ kiện tôn lợp.
    Hiện công ty chúng tôi đang tìm đối tác tại các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar, Philipine, Malaysia để phân phối các sản phẩm trên. Các đơn vị doanh nghiệp quan tâm hợp tác vui lòng liên hệ số đt +84963398828 (Mr. Bằng) hoặc email: thanhdattradingltd.co@gmail.com.
    Trân trong!
      Đỗ Đắc Bằng   27/08/2019 11:12
CÁC DANH MỤC ĐĂNG TIN
dich vu dna
viec lam dna
mua ban dna
hop tac copy dna
 
logo web 3  Nhà Đất TP. Thủ Đức - Dĩ An - Thuận An
"Nhà phố - Căn hộ - Đất nền - Nhà vườn"
Hotline: 056.417.8888
ky gui nha dat thu duc22
 
 





 
DANG TIN 2




​​​​
 





. 

















Chat Zalo 
zalo sharelogo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây